Chiến lược marketing của Zara là "không đầu tư vào marketing"

Chiến lược marketing của Zara là

Chiến lược marketing của Zara là "không đầu tư vào marketing"

Thương hiệu thời trang Zara là một trong những thương hiệu bán lẻ thời trang thành công nhất thế giới - nếu không muốn nói là thành công nhất. Và thật thú vị khi chiến lược marketing của Zara lại là "không đầu tư vào marketing"

Thương hiệu thời trang Zara là một trong những thương hiệu bán lẻ thời trang thành công nhất thế giới. Với việc tạo ra một đế chế thời trang bán lẻ phát triển nhanh chóng, Zara khao khát tạo ra niềm đam mê với thời trang giữa nhiều người tiêu dùng, trải khắp các nền văn hóa và nhóm tuổi khác nhau trên toàn cầu. Làm sao để một cửa hàng bán lẻ quần áo lại có thể trở thành "thống lĩnh" như vậy? Chiến lược marketing của Zar là gì? Hãy cùng thiết kế website VIETADS tìm hiểu nhé.

Chiến lược marketing của Zara là

Zara là thương hiệu bán lẻ thời trang thành công nhất thế giới

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU THỜI TRANG ZARA

 

Mọi thứ bắt đầu ở Tây Ban Nha – cái nôi của ZARA. Vào những năm 50 của thế kỷ trước, ở quốc gia này, lao động trẻ em chưa bị coi là bất hợp pháp. Cậu bé Amancio Ortega đã bỏ học khi mới ở tuổi 13, để bắt đầu làm công việc giao hàng ở một cửa hàng quần áo địa phương. Tại đây, cậu bé đã học cách tự may quần áo. Cậu có niềm đam mê với công việc, tiến bộ rất nhanh và dần trở nên xuất sắc.

Khi 24 tuổi, cậu được bổ nhiệm làm quản lý cửa hàng. Nhưng cậu vẫn luôn nung nấu ý định mở một cửa hàng của riêng mình. Ở thời điểm đó, Ortega nhận ra rằng chỉ người giàu mới mua được quần áo đẹp, vì giá quá đắt. Cậu bắt đầu thiết kế những mẫu riêng của mình với giá phải chăng hơn.  Sản xuất những mẫu thiết kế thời trang tương tự thời trang cao cấp nhưng với việc đặt mục tiêu giá rẻ hơn là một chiến lược khá ổn, Amancio Ortega đã bán hết hàng rồi dùng tiền đó để mở nhà máy đầu tiên vào năm 1963. Và năm 1975, cậu quyết định ra mắt thương hiệu riêng của mình, ZARA.

Chiến lược marketing của thời trang Zara

Amancio Ortega - người sáng lập thương hiệu Zara

Cửa hàng đầu tiên bày bán đồ quần áo có giá rẻ. Và trong vòng 8 năm sau đó, cách tiếp cận thời trang và mô hình kinh doanh của Zara dần tạo ra sức hút với người tiêu dùng Tây Ban Nha cùng với đó là 9 cửa hàng được mở mới tại các thành phố lớn nhất của Tây Ban Nha. Ortega đã tạo ra một quy trình thiết kế, sản xuất và phân phối mới, có thể giúp giảm thời gian sản xuất và phản ứng với các xu hướng mới một cách nhanh chóng hơn. Đó chính là khái niệm mà ông gọi là "thời trang ăn liền". 

Trong thập kỷ tiếp theo, Zara bắt đầu mở rộng mạnh mẽ sang các thị trường ở phạm vi toàn cầu gồm Bồ Đào Nha, New York (Mỹ), Paris (Pháp), Mexico, Hy Lạp, Bỉ, Thụy Điển, Malta, Síp, Na Uy và Israel. Ngày nay, hầu như không có một quốc gia phát triển nào mà không có cửa hàng Zara. Zara hiện có 2.251 cửa hàng có vị trí chiến lược tại các thành phố hàng đầu trên 96 quốc gia. Và đến hiện nay, Inditex là tập đoàn thời trang lớn nhất thế giới với hơn 170.000 nhân viên điều hành hơn 7.400 cửa hàng tại 96 thị trường trên toàn thế giới và 49 thị trường trực tuyến. 

Xem thêm: "Bắt trend" chuẩn với 5 xu hướng video marketing 2020 mới nhất

CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA THỜI TRANG ZARA: KHÔNG ĐẦU TƯ VÀO MARKETING

Khi Ortega làm việc ở cửa hàng may áo sơmi, ông nhận ra giá quần áo bị độn lên một cách khủng khiếp khi nó đi từ khâu thiết kế, đến xưởng may, rồi phân phối ra các cửa hàng. Từ đó, ông đưa ra chiến lược kinh doanh cho ZARA là: đưa trực tiếp sản phẩm đến người tiêu dùng mà không phải qua các nhà phân phối trung gian, qua đó hạ giá thành, cung cấp cho khách hàng sản phẩm tốt nhất với giá rẻ nhất. Từ đó ZARA tự làm mọi thứ. Họ khép kín gần như tuyệt đối quy trình sản xuất, giảm được tối đa các loại chi phí trung gian. Đặc biệt hơn, chu trình khép kín cho phép sản phẩm của ZARA có thể thiết kế rồi sản xuất và được đưa lên kệ chỉ trong vòng 2 tuần. Thời gian trung bình trong ngành này phải lên đến 6 tháng.

Chiến lược marketing "bắt kịp mọi hot trend" của Zara

Bí quyết thành công của Zara chủ yếu được thúc đẩy bởi khả năng bắt kịp xu hướng thời trang thay đổi nhanh chóng và ít khi chậm trễ khi thể hiện điều đó trong các bộ sưu tập của mình. Ngay từ đầu, Zara đã giải quyết được khó khăn giữa tính thời trang và thời gian ra mắt, điều mà hiếm có thương hiệu quần áo nào làm tốt.

Chiến lược marketing của thời trang Zara

Zara luôn bắt kịp mọi xu hướng thời trang và đưa lên kệ trong 2 tuần

Mục tiêu của thương hiệu này là theo kịp các xu hướng thời trang mới nhất, đồng thời tạo ra bộ sưu tập quần áo có chất lượng cao nhưng giá cả phải chăng. Zara xác định các xu hướng mới nhất về thời trang và đưa chúng nhanh chóng đến các cửa hàng của mình với giá cả hợp lý. Trong khi đó, hầu hết các thương hiệu thời trang khác sẽ mất gần sáu tháng để đưa các thiết kế và bộ sưu tập mới vào thị trường. Tuy nhiên, các sản phẩm có thể khác biệt ở các thị trường cụ thể, bởi vì Zara thực hiện nghiên cứu của mình trước khi phát hành bất kỳ sản phẩm nào trên thị trường cụ thể trên toàn thế giới. Nó bán các sản phẩm phù hợp với văn hóa địa phương và hương vị của con người.

Điều này làm cho Zara được biết đến với những thiết kế phong cách mới nhất và trending nhất, bắt kịp mọi xu hướng cao cấp trên thế giới với mức giá bình dân nhất. Và đây chính là cách để marketing hiệu quả nhất, khiến khách hàng luôn luôn quan tâm đến Zara như quan tâm đến thời trang thế giới. 

Chiến lược marketing của Zara là "không đầu tư vào quảng cáo" 

Thật thú vị khi tìm hiểu về Zara, chúng ta sẽ hiếm khi thấy những quảng cáo trên TV, internet, thậm chí các chương trình sale cũng không hề rầm rộ. Bởi vì chiến lược marketing của Zara là "không đầu tư vào marketing". Thay vào đó, công ty sử dụng số tiền đáng lẽ dùng để quảng cáo, sử dụng cho việc mở các cửa hàng mới, khai thác các thị trường mới. Nói cách khác, chiến lược Marketing của Zara chính là "lấy thịt đè người", mở càng nhiều cửa hàng, phủ sóng thương hiệu càng rộng khắp, khách hàng sẽ càng biết đến Zara nhiều hơn. 

Chiến lược marketing của thời trang Zara

Zara có hơn 2000 cửa hàng tại nhiều nước trên thế giới

Đây là một chiến lược marketing độc đáo và khá "liều" đối với nhiều công ty, nhưng đối với Zara, đây là một cách đầu tư thông minh và cực kỳ phù hợp với phương thức kinh doanh của công ty. Bởi Zara loại bỏ hoàn toàn các khâu trung gian như vận chuyển, đại lý, thuê mặt bằng trung tâm thương mại...vv mà sử dụng của hàng của chính mình, giúp giảm thiểu tối đa chi phí vừa giúp khẳng định thương hiệu độc quyền tốt hơn. 

Zara chọn địa điểm đẹp nhất trong những thành phố chính, bày những hàng đẹp nhất qua cửa sổ còn bên trong bày biện một cách tinh vi. Chính vì vậy, để tìm được địa điểm mở cửa hàng Zara không phải việc đơn giản, đó là một quy trình cần đến rất nhiều yếu tố, kiến thức và kinh nghiệm liên quan đến vị trí, hình ảnh, thiết kế cửa sổ và nội thất. Inditex có một đội thiết kế và kiến trúc sư riêng để đảm nhận việc này.

Một số cửa hàng được mở tại những tòa nhà đặc trưng của thành phố như Palazzo Bocconi ở thành phố Rome, Cine Capitolio ở Elche, Tây Ban Nha, Tu viện San Antonio El Real tại Salamanca, Spain. Nhờ đó, hình ảnh thương hiệu được tăng cường, làm vậy là cũng đủ quảng cáo rồi.

Xem thêm: Grab và chiến lược marketing để "xưng vương" tại Việt Nam

Chiến lược marketing của Zara luôn "tạo sự khan hiếm" 

 

Nhờ giới hạn số lượng sản xuất cho mỗi kiểu dáng, thường là ít hơn so với dự toán nhu cầu của thị trường, Zara không chỉ khiến sản phẩm khó bị lộ ra ngoài mà còn tạo được sự khan hiếm mẫu quần áo đó. Và thời trang thì càng hiếm càng quý, sự giới hạn sản phẩm của Zara vô tình tạo thành "khao khát" của khách hàng, luôn muốn mua được sản phẩm của Zara nhanh nhất, mới nhất. Hơn nữa giá tiền cũng không quá đắt khiến nhu cầu này càng dễ thỏa mãn hơn. 

Chiến lược marketing của thời trang Zara

Không treo biển sale nhưng 10h đêm Zara vẫn tấp nập khách mua sắm

Khi cửa hàng Zara đầu tiên trên phố Regent, London được khai trương, khách chỉ đến xem hàng và định bụng quay lại vào dịp sale. Nhân viên bán hàng giải thích với họ rằng các mẫu mã đều thay đổi hàng tuần, đến tuần sau kiểu mẫu khách ưng có thể không còn nữa. Và Regent trở thành một trong những cửa hàng đắt khách nhất của Zara, các cửa hàng mọc lên ở Anh mỗi lúc một nhiều.

Còn nếu kiểu dáng không "ăn" với mốt lúc đó thì Zara cũng chẳng cần bán tống bán tháo để bù lỗ. Trên thực tế, hãng chỉ cần giảm giá 18% trong khi nhiều đối thủ phải "sale" đến một nửa. Bí quyết nằm ở "khao khát" của khách hàng với thời trang Zara.

Bên cạnh đó, khan hiếm về số lượng nhưng Zara lại cực kỳ thông minh khi đầu tư phong phú cho chủng loại, mẫu mã sản phẩm thời trang của mình. Thay vì sản xuất nhiều hàng cho cùng một mẫu mã, Zara tập trung vào sáng tạo nhiều kiểu dáng và giảm thiểu số lượng. Nhờ đó, ngay cả khi mẫu này hết hàng nhanh chóng thì vẫn còn đầy mẫu khác đang được chờ để tung ra. Và khách hàng khi có nhiều sự lựa chọn thì tỉ lệ mua hàng của họ cũng cao hơn rất nhiều. Kết quả là khách hàng sẽ luôn mua hàng dù ít dù nhiều và Zara luôn bán được hàng không quần thì áo.

 

Kết luận lại, chiến lược marketing của thời trang Zara dựa vào "marketing truyền miệng" là chủ yếu. Các sản phẩm thời trang của Zara luôn nhắm mục tiêu dân số ở độ tuổi 18-40 sống ở các thành phố. Điều này là bởi vì nhóm khách hàng này có nhận thức thời trang tốt nhất, quan tâm đến thời trang và có nhu cầu, khả năng mua sắm tốt nhất. 

Trên đây là một số phân tích của VIETADS về chiến lược marketing của thời trang Zara, hy vọng có thể giúp bạn tìm hiểu thêm được kinh nghiệm cho chiến lược marketing của công ty mình. 

CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG TRỰC TUYẾN VIETADS

--------★★★--------

Địa chỉ : Số 243 Nguyễn Văn Linh - Lê Chân - Hải Phòng

Hotline : 0936.262.282 (Mr.Kiên) - 0968.262.282 (Ms.Nga)

Email : Info@vietads.net.vn

Tin đăng cùng chuyên mục

"Bắt trend" chuẩn với 5 xu hướng video marketing 2020 mới nhất

Video marketing hiện là công cụ thiết yếu trong chiến lược marketing, quảng bá thương hiệu, sản phẩm của mỗi công ty. Nắm bắt 5 xu hướng video marketing 2020 mới nhất để điều chỉnh, phát triển kế hoạch video marketing của bạn ngay thôi nào.