Visual Storytelling: Kể chuyện bằng hình ảnh - Chìa khóa giúp thương hiệu ghi dấu trong tâm trí khách hàng
Có hàng trăm quảng cáo hiện lên mỗi ngày, khiến bạn và ngay cả khách hàng cảm thấy choáng ngợp? Vậy làm sao để quảng cáo của bạn gây ấn tượng trong mắt người xem. Visual Storytelling: Kể chuyện bằng hình ảnh - Chìa khóa giúp thương hiệu ghi dấu trong tâm trí khách hàng.
KHÁCH HÀNG CÓ ĐANG "BỘI THỰC" VÌ QUẢNG CÁO?
Giờ đây, hình ảnh dần được ưa chuộng vì sự mới lạ và thú vị của nó. Do đó, ngôn từ đang sánh đôi với hình ảnh để mang đến những câu chuyện thú vị nhất. Cùng thiết kế web Hải Phòng Vietads tìm hiểu xem trong marketing thời đại số, hình ảnh kể chuyện như thế nào bạn nhé!
Visual Storytelling là gì?
KHÁM PHÁ VISUAL STORYTELLING - XU HƯỚNG CONTENT SÁNG TẠO ĐỘT PHÁ TRONG TƯƠNG LAI
1. Visual storytelling là gì?
Những cái tên có thể sẽ rất dễ quên nhưng những câu chuyện hay thì sẽ luôn luôn được ghi nhớ. Visual storytelling là gì? Ở dưới con mắt của Marketer, Storytelling là kể chuyện sao cho nó có thể tác động tới những cảm xúc người đọc, từ đó giúp thu hút khách hàng, giúp họ thấu hiểu được những giá trị mà thương hiệu sẽ gửi gắm ở trong thông điệp của câu chuyện.
Visual Storytelling là phương pháp làm cho nội dung của bạn trở nên hấp dẫn hơn bằng cách kết hợp hình ảnh minh họa phù hợp, lôi cuốn (visual) và câu chuyện (storytelling). Thông qua phương pháp Visual Storytelling, câu chuyện của bạn sẽ được truyền tải đến khách hàng trọn vẹn mà không gây cảm giác nhàm chán vì có các hình ảnh minh họa đi kèm đầy cảm xúc.
Một nghiên cứu người tiêu dùng mới đây của Microsoft khẳng định khoảng chú ý của con người hiện nay là 8 giây cho các tin tức trên mạng xã hội.
61% người tham gia khảo sát cho biết họ bị hấp dẫn bởi hình ảnh tĩnh trên các nền tảng mạng xã hội.
2. Tầm quan trọng của visual trong câu chuyện của bạn
Truyền thông thị giác là yếu tố tiên quyết
Truyền thông thị giác – hay nói cách khác là tiếp thị nội dung bằng hình ảnh. Nó bao hàm các hình thức đa dạng và phổ biến như: hình ảnh, video, infographics hay những presentation ấn tượng… tất cả nhằm truyền tải thông điệp tới cho người dùng một cách trực quan và sống động nhất.
Nếu như trước đây, visual chỉ là yếu tố bổ sung cho câu chuyện, giúp câu chuyện trở nên sống động hơn, thì bây giờ, hình ảnh là một điều vô cùng quan trọng. Bởi lẽ 90% lượng thông tin mà não bộ tiếp nhận là hình ảnh. Sử dụng hình ảnh một cách hiệu quả sẽ giúp người đọc hứng thú hơn với câu chuyện của bạn và tiếp nhận thông tin dễ dàng hơn.
Điều đó cũng xảy ra tương tự với video hay bất kỳ hình thức visual nào khác. Có lẽ bạn đã nghe nói ở khắp mọi nơi: Video quảng cáo là tương lai – và hiện tại Hubspot tuyên bố rằng: “Nội dung video không còn là một lựa chọn, đó là một thành phần thiết yếu của bất kỳ chiến lược quảng cáo thành công nào.”
Theo Forrester Research những người thích xem video về sản phẩm nhiều gấp 4 lần những người thích đọc về nó và giá trị của một phút video có thể ngang bằng 1,8 triệu từ. Điều đó làm cho việc sử dụng chúng trở thành một cách thực tế duy nhất cho thời gian quảng cáo và tiền đầu tư của bạn.
Thời đại của công nghệ và truyền thông
Việc ứng dụng công nghệ đã định hình lại cách mà con người giao tiếp với nhau cũng như cách họ kể một câu chuyện. Bắt đầu vào những năm 1800, công nghệ đã góp phần vào sự hình thành của thuật nhiếp ảnh, điện thoại, radio, truyền thông kỹ thuật số và truyền thông di động.
Ngày nay, với sự phổ biến của smartphone cùng các công cụ hỗ trợ chỉnh ảnh, quá trình tiếp cận thiết kế/design trở nên dễ dàng hơn với bất kỳ ai. Chẳng hạn như với video, YouTube đã hỗ trợ độ phân giải 4K, còn video HD đã trở thành một điều “đương nhiên” chứ không còn đặc biệt như trước. Sự phát triển này đã và đang tác động đến việc xây dựng những hình ảnh bổ mắt hơn, chất lượng hơn.
3. Tips sử dụng phương pháp Visual storytelling trong Marketing
Để có thể kể nên những câu chuyện đầy xúc cảm thông qua hình ảnh, bạn có thể bỏ túi cho mình vài tips nho nhỏ sau đây:
Kể lại lịch sử hình thành công ty, hình ảnh behind the scenes
Khách hàng thường luôn tò mò về những điều họ chưa từng được thấy. Như việc công ty được thành lập thế nào hay đằng sau màn hình quảng cáo kia, bạn đã làm những gì để hoàn thành các chiến dịch hay ho như thế.
Lịch sử hình thành Coca Cola
Photo by Coca Cola
Những sự kiện trong quá khứ hay hình ảnh không được phát sóng rộng rãi luôn khiến người xem tò mò, hào hứng. Công ty những ngày đầu tiên ra sao, quá trình hình thành thế nào là một trong những câu chuyện lôi cuốn sự chú ý của người xem. Thông qua câu chuyện và hình ảnh kể lại lịch sử công ty hay những hình ảnh hậu trường, khán giả sẽ có cái nhìn thực tế về công ty. Đồng thời, tạo nên sự thấu hiểu, đồng cảm với những khó khăn mà bạn đã phải trải qua để thành công như bây giờ.
McDonald's những ngày đầu thành lập
Photo by McDonald's
Hình ảnh ghi lại những vấn đề bạn gặp bạn khi thành lập công ty, trải qua vô vàn khó khăn, chông gai sẽ khiến khách hàng có sự cảm thông với công ty. Hay khó có người xem nào có thể không đồng cảm với hình ảnh, video hậu trường quay lại quá trình hoàn thành một bộ sưu tập mệt mỏi thế nào, tốn thời gian ra sao.
Apple ngày đầu thành lập
Photo by Apple
Chia sẻ về khát vọng của công ty
Trong trường hợp doanh nghiệp của bạn không có câu chuyện đặc biệt hấp dẫn nào để kể, bạn vẫn có thể sử dụng sức mạnh của việc kể chuyện bằng hình ảnh để minh họa về những gì doanh nghiệp của bạn hy vọng đạt được. Những câu chuyện đầy khát vọng này không chỉ dừng lại ở mục tiêu bán hàng mà còn nhấn mạnh vào cách mà sản phẩm, dịch vụ đó hoặc doanh nghiệp đó nói chung sẽ khiến thế giới trở nên tốt đẹp hơn.
Chia sẻ về câu chuyện trách nhiệm công ty – về cách mà doanh nghiệp bạn đang cống hiến cho cộng đồng như thế nào hoặc chiến đấu cho một lý do xứng đáng nào đấy – sẽ vô cùng hiệu quả với Thế hệ Z, thế hệ chiếm 32% dân số thế giới và do đó đây là một tỉ lệ đáng kể và ngày càng tăng trong hầu hết mọi đối tượng mục tiêu của doanh nghiệp.
Như nhiều chuyên gia marketing đã quan sát, Thế hệ Z có xu hướng ưu tiên các thương hiệu có ý thức về xã hội và hoạt động để cống hiến cho cộng đồng. Sự thành công của những chiến dịch marketing như chiến dịch #LikeaGirl của Always đã làm nổi bật điều này.
Vì vậy, nếu công ty của bạn đang làm điều gì đó đầy cảm hứng để biến thế giới trở thành một nơi tốt đẹp hơn thì đã đến lúc để chia sẻ câu chuyện đó mọi người biết. Ben and Jerry’s là một ví dụ tuyệt vời về một thương hiệu thay vì chia sẻ quá khứ của mình, họ muốn đi tiên phong trên nhiều mặt trận vì một tương lai tốt đẹp hơn. Ben and Jerry’s đưa sứ mệnh của họ về thực phẩm bền vững (sustainable foods) và nền nông nghiệp có nguồn gốc và có trách nhiệm (responsibly sourced agriculture) lên hàng đầu trong những tài liệu marketing của họ.
Kể chuyện qua cảm xúc
Những câu chuyện mang đến nhiều cảm xúc luôn là điều khiến khách hàng phải đặt tâm trí đến. Chèn thêm nhịp cảm xúc vào câu chuyện của bạn khiến người xem có cái nhìn gần gũi, thân thương hơn với thương hiệu của bạn.
Câu chuyện vui nhộn, hài hước, những bài hát sôi động luôn mang đến tiếng cười, niềm vui cho khách hàng và họ sẽ muốn mang niềm vui ấy sẻ chia đi muôn nơi.
Photo by Huỳnh Lập
Mọi người thường có xu hướng ghi nhớ lâu, hoài niệm lâu về những câu chuyện giàu cảm xúc, gây xúc động, đặc biệt là hình ảnh tình người, tình thân gia đình không những lay động trái tim và còn có thể lấy nước mắt khách hàng. Nắm bắt được tâm lý này, GrabFood đã kể câu chuyện “Đừng bỏ bữa” qua video ngắn 3 phút như một lời dặn dò nhẹ nhàng nhưng ấm lòng về giá trị và ý nghĩa của những bữa ăn – cũng là lời hứa chăm sóc khách hàng tận tình của thương hiệu này.
Mạch phim đi nhẹ nhàng như thuật lại hành trình của GrabFood một ngày rong ruổi khắp ngõ phố Sài Gòn mang từng bữa cơm đến cho mọi người. Đặc biệt, GrabFood còn ghi điểm khi không slogan khẩu hiệu suông, mà mã hoá tinh thần thương hiệu thông qua các cử chỉ, tính cách của nhân vật anh tài xế. Đây cũng là một trong những điểm mạnh của Visual Storytelling mà khó hình thức nào có thể truyền tải được.
Không thể phủ nhận, Gen Z đang trở nên độc lập, và cởi mở hơn so với thế hệ Millennials. Họ sẽ không định nghĩa bản thân theo một khuôn mẫu nào mà thiên về trải nghiệm để kiến tạo dấu ấn cá nhân qua thời gian, hay ngắn gọn hơn chính là tôn thờ sự cá nhân hóa. Vì vậy, tận dụng nội dung do người dùng tạo ra (User – Generated Connect) sẽ giúp gia tăng sự kết nối tự nhiên giữa các thương hiệu và người tiêu dùng, đặc biệt với thế hệ người tiêu dùng tương lai – Gen Z.
>> Xem thêm: PERFORMANCE MARKETING VÀ BRAND BUILDING? KẾT HỢP THẾ NÀO CHO HIỆU QUẢ?
UGC (User – Generated Connect) về cơ bản là bất kỳ nội dung nào liên quan đến thương hiệu do khách hàng tự nguyện sáng tạo. Trải nghiệm tích cực với thương hiệu chính là động lực để họ chia sẻ với bạn bè, đồng nghiệp… Trong một khảo sát nói rằng, UGC ảnh hưởng tới quyết định mua của khách hàng đến hơn 20% so với các phương tiện truyền thông khác. Lý do rất đơn giản là vì chúng ta luôn có xu hướng tin tưởng vào đánh giá của người dùng bình thường so với các lời quảng cáo hoa mỹ, màu mè.
Starbucks White Cup Contest cho phép người dùng tự thiết kế chiếc cốc cho riêng mình
Để quảng bá cho việc ra mắt loại cốc có thể tái sử dụng giá 1$ của mình, Starbucks đã gợi ý khách hàng vẽ lên một chiếc cốc trắng và chụp lại bức ảnh chiếc cốc đó, sử dụng hashtag #whitecupcontest trên Instagram hay Twitter. Những nét vẽ này chính là những câu chuyện riêng mà mỗi khách hàng muốn chia sẻ. Chỉ trong vài ngày, cuộc thi đã thu lại hàng ngàn bức ảnh tham dự. Starbucks đã chứng minh rằng khách hàng của bạn chính là những người sáng tạo nhất, hãy để những thượng đế trở thành “người phát ngôn” cho chính thương hiệu của bạn.
Kể chuyện thông qua hình ảnh trào lưu, sự kiện mới
Mỗi khi có trào lưu hay xu hướng mới tràn tới, không ai có thể nằm ngoài các cơn bão này. Những hình ảnh, thiết kế ra đời ngay tâm bão cũng cuốn theo vòng xoáy và được mọi người bàn tán không ngừng. Hãy luôn cập nhật, nắm bắt những trào lưu, sự kiện mới nhất, và lồng ghép các chiến dịch, ý tưởng marketing của bạn.
Grab nắm bắt sự kiện khi iPhone 11 ra mắt
Photo by Grab
Grab Express theo sự kiện khi bài hát mới của Sơn Tùng M-TP ra mắt
Photo by Grab
Những hình ảnh, câu chuyện cuốn theo trào lưu sẽ được người xem bàn tán và chia sẻ không ngừng để thỏa mãn sự hứng thú của người xem với trào lưu. Bên cạnh đó, thương hiệu của bạn sẽ gây ấn tượng trong mắt khách hàng vì là một thương hiệu nhanh nhạy, luôn tìm hiểu khách hàng đang quan tâm điều gì mà mang đến cho họ.
Kể chuyện thông qua hình ảnh khách hàng chia sẻ
Ngoài những hình ảnh do chính bạn thực hiện, bạn cũng có thể sử dụng hình ảnh do chính khách hàng chụp lại khi họ đang sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Không chỉ tạo sự kết nối, người mua còn cảm thấy được trân trọng khi bạn luôn quan tâm đến trải nghiệm khách hàng và đặt hình ảnh người mua tự chụp bên cạnh hình ảnh thương hiệu.
Bên cạnh đó, khi một khách hàng được đăng tải hình ảnh, các khách hàng cũng mong muốn như thế. Họ muốn hình ảnh của mình được thương hiệu chia sẻ và nhiều người biết đến rộng rãi, từ đó kích thích khách hàng chụp ảnh và chia sẻ rộng rãi trên nhiều mạng xã hội khác nhau. Việc người mua chia sẻ hình ảnh là hình thức marketing gián tiếp vì nhờ đó sẽ có thêm nhiều người biết đến thương hiệu của bạn hơn.
Photo by Cheese Coffee
Một hình ảnh tựa ngàn lời nói. Hình ảnh không biết nói, nhưng hình ảnh biết mang lại cảm xúc. Cảm xúc chính là thứ gần nhất chạm đến trái tim khách hàng, là điều quyết định niềm tin khách hàng đối với thương hiệu của bạn. Ở thời đại số, đầy đủ thông tin là cần thiết nhưng chưa đủ, mà bạn cần có cảm xúc đan xen vào đó. Và hình ảnh chính là người mang lại xúc cảm cho người xem.
Đưa ra những nội dung có tính định hướng và xây dựng
Nếu bạn đang muốn thu hút và giữ được cách thu hút khách hàng sự chú ý của người đọc, bạn sẽ cần phải đưa ra chiến dịch truyền thông được một thứ gì đó có những giá trị thực sự cho họ. Đó chính là lý do vì sao những nội dung mang tính định hướng và nội dung xây dựng có thể tạo ra được một mức độ tương tác được coi là vô cùng lớn ở trên mạng xã hội. Trên thực tế, khoảng 77% các marketers B2B đã, đang sử dụng những nội dung mà có tính định hướng để có thể tiếp cận các đối tượng khách hàng của họ. Ví dụ có thể kể đến cách thu hút khách hàng như: khi công ty bảo hiểm PEMCO có mong muốn kết nối đối Visual storytelling với hai đối tượng mục tiêu chính là chủ nhà từ những người 35 tuổi trở lên và một nhóm chung sẽ bao gồm những người từ trên 20 tuổi, từ đó họ quyết định phát triển chiến lược marketing một series khoảng 15 đồ họa chuyển động (motion graphic) ngắn để có thể hướng dẫn những đối tượng khách hàng của họ về cách bảo trì nhà cửa, về an toàn và những chủ đề hữu ích khác. Đồ họa chuyển động đã được coi là phổ biến nhất trong cách thu hút khách hàng series này và có số lượt chia sẻ nhiều hơn khoảng 12 lần so với những bài đăng trung bình khác.
Case-study: Đọc vị sức mạnh visual storytelling qua bộ ảnh của 247Express
Nhắc đến truyền thông B2B nói chung, đặc biệt là lĩnh vực Logistics B2B nói riêng, khách hàng vẫn thường nhớ đến các đơn vị trong lĩnh vực này với hình ảnh có phần khá “cứng nhắc”. Có thể nói, 247Express là một trong số ít các thương hiệu lựa chọn định hướng kể chuyện về dịch vụ mình đang cung cấp qua hình ảnh vừa mới lạ vừa sáng tạo.
Sử dụng hình ảnh tương đồng để gợi liên tưởng
Thời gian luôn là yếu tố được quan tâm nhất khi khách hàng lựa chọn một dịch vụ chuyển phát, nắm bắt được tâm lý này, 247Express đã gửi đến khách hàng bộ ảnh nhấn mạnh vào keyword “tốc độ”. Tuy nhiên, thay vì chọn mô tả một cách thông thường hay lặp đi lặp lại thông điệp, 247Express chọn cách “ẩn dụ” - mượn những hình ảnh khác để nhấn mạnh định vị chuyển phát nhanh của mình.
Người giao hàng nhanh như một vận động viên marathon, trượt trên ván trượt, chạy xe moto, cầu thủ trên sân cỏ.
Nhờ cách làm này, những công việc tưởng chừng “nhàm chán”, “khô khan” của đội ngũ Logistics như giao vận, kho bãi, chăm sóc khách hàng đã được thể hiện một cách sáng tạo, tươi mới, hấp dẫn. Từ đó giúp khách hàng có cái nhìn thiện cảm hơn đối với thương hiệu.
Mỗi khía cạnh trong bộ ảnh đều gắn với từng giá trị mà 247Express muốn mang lại cho khách hàng.
Thông điệp nhất quán, rõ ràng
Tất cả nhân vật xuất hiện trong bộ ảnh lần này của 247Express, từ ánh mắt, nụ cười đến phong thái đều toát lên tinh thần của đội ngũ, đó là luôn luôn trong tư thế sẵn sàng; kiên định với mục tiêu trong biểu cảm gương mặt, ánh mắt; tỉ mỉ, tận tâm trong phong thái nhận – chuyển – gửi hàng. Từ đó thể hiện hình ảnh của sự “chu toàn”, “thấu hiểu”, “đáng tin”, “tốc độ đảm bảo”. Có thể thấy rằng mỗi khía cạnh trong bộ ảnh đều gắn với từng giá trị mà 247Express muốn mang lại cho khách hàng.
Trong đó, mỗi một nhân vật lại biểu trưng cho một giai đoạn trong quá trình giao nhận hàng, dù là ở khâu tiếp nhận đơn hàng đầu tiên, hay cho đến khi bưu kiện được giao tận tay khách hàng, tất cả đều được vận hành bởi lòng nhiệt huyết và chỉn chu, đi cùng với sự tận tâm của biệt đội đỏ, để mang đến cho khách hàng trải nghiệm tốt nhất.
Bộ ảnh thể hiện sự “chu toàn”, “thấu hiểu”, “đáng tin”, “tốc độ đảm bảo”.
4. Các bước Visual Storytelling cần tránh
Viral meme
Mặc dù nghe có vẻ hấp dẫn để theo đuổi một meme lan truyền gần đây. Tuy nhiên, thực tế là tốc độ của Internet nhanh hơn bất kỳ nhóm Marketing nào. Vào thời điểm bạn đẩy ra nội dung meme lan truyền của mình, có thể nội dung đó sẽ nằm ngoài tầm ngắm của văn hóa đại chúng.
Biến một câu chuyện thành một ý tưởng trực quan cụ thể
Đừng cố ép khán giả cố gắng hiểu câu chuyện của thương hiệu.
Ưu tiên phong cách hơn chất lượng nội dung
Câu chuyện bằng hình ảnh có ích gì nếu nó thiếu nội dung? Hình ảnh nên hỗ trợ tường thuật, không phải là trọng tâm.
Đóng gói lại cùng một câu chuyện trên mọi định dạng phương tiện trực quan
Đây là lời kêu gọi phán xét cho hầu hết các thương hiệu. Việc đóng gói lặp đi lặp lại cùng một nội dung có thể gây hại cho nhận thức của khán giả về thương hiệu của bạn. Vì vậy tốt hơn hết bạn nên hạn chế làm điều đó.
Sử dụng hình ảnh quá đà
Bạn không muốn gây nhầm lẫn hoặc làm mất tập trung đối tượng mục tiêu của mình. Giữ nó ngắn gọn nhất có thể để hiểu rõ ràng hơn.
Loại bỏ âm thanh và văn bản chỉ để có một câu chuyện trực quan 100%
Âm thanh và văn bản là những công cụ hữu ích. Do đó, bạn đừng bỏ rơi chúng chỉ để giữ cho mọi thứ trở nên trực quan.
5. Những điều nên làm và không nên khi thực hiện phương pháp Visual Storytelling
Mặc dù có chỗ để thử nghiệm với cách kể chuyện bằng hình ảnh. Tuy nhiên các Digital Marketer nên tuân theo các nguyên tắc cơ bản cơ bản. Do đó, bạn phải học các quy tắc trước khi bạn có thể phá vỡ chúng.
Làm theo những điều nên làm và không nên kể chuyện bằng hình ảnh sau đây để tạo ra nội dung tốt nhất:
Nên làm
- Bắt đầu bằng cách tạo ra một câu chuyện thú vị sẽ thu hút khán giả của bạn.
- Chọn phương tiện trực quan của bạn theo nhu cầu của câu chuyện của bạn.
- Kết hợp các kỹ thuật kể chuyện cơ bản.
- Thu hút sự chú ý của mọi người ngay lập tức bằng hình ảnh động.
- Hỗ trợ tường thuật trực quan của bạn với văn bản và âm thanh để thêm ngữ cảnh bất cứ khi nào cần thiết.
- Giữ cho thông điệp của bạn rõ ràng và đơn giản.
- Đo lường hiệu suất của phương tiện trực quan bằng các KPI có liên quan như lượt chia sẻ trên mạng xã hội, liên kết ngược và số liệu trang web.
Không nên làm
- Đuổi theo các meme vô nghĩa.
- Biến một câu chuyện thành một ý tưởng trực quan cụ thể.
- Ưu tiên phong cách hơn chất lượng.
- Đóng gói lại cùng một câu chuyện trên mọi định dạng phương tiện trực quan (trừ khi chúng phù hợp).
- Đi quá đà vào hình ảnh và làm cho khán giả mục tiêu của bạn bối rối hoặc mất tập trung.
- Loại bỏ âm thanh và văn bản chỉ để có một câu chuyện trực quan 100%.
Mọi quyết định bạn đưa ra nên tập trung vào việc làm cho câu chuyện của bạn rõ ràng và hấp dẫn hơn. Lựa chọn thiết kế bản trình bày có vẻ hấp dẫn vì nó năng động hoặc bắt mắt. Tuy nhiên nếu nó hoàn toàn không hỗ trợ tường thuật, nó có thể chỉ là một sự phân tâm.
>>Có thể bạn quan tâm: Thiết kế website trọn gói độc quyền, chuyên nghiệp nhất Hải Phòng
Visual Storytelling
,Kể chuyện bằng hình ảnh là gì
,Visual Storytelling là gì
,Thiết kế website Hải Phòng
,CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG TRỰC TUYẾN VIETADS
--------★★★--------
Địa chỉ : Số 243 Nguyễn Văn Linh - Lê Chân - Hải Phòng
Hotline : 0936.262.282 (Mr.Kiên) - 0968.262.282 (Ms.Nga)
Email : Info@vietads.net.vn