Mô hình Marketing Mix 7P
Mô hình Marketing Mix 7P là một trong những lý thuyết theo xu hướng nâng cao vị thế của marketing trong quản trị doanh nghiệp và quản trị tổ chức.
Giai đoạn từ nửa sau thế kỉ XX, mô hình kinh doanh chuyển từ định hướng sản xuất sang định hướng thị trường mà nói chính xác hơn là định hướng khách hàng. Lộ trình chuyển đổi tư duy kinh doanh này hình thành một loạt những khái niệm và định nghĩa mới giúp Marketing dần trở thành môn khoa học ứng dụng
Trong những thập kỉ gần đây, những doanh nghiệp thành công và phát triển bền vững đều là doanh nghiệp định hướng Marketing (marketing-oriented company). Đây là những doanh nghiệp có thế nói là đứng ở một phe đối lập với hai thế lực doanh nghiệp khác là “doanh nghiệp thành công nhờ chính sách nhà nước” và “doanh nghiệp thành công dựa vào nguồn tài nguyên”. Chính sự thành công của các doanh nghiệp định hướng Marketing sẽ cho ta những bài học quý báu trên con đường xây dựng và phát triển doanh nghiệp bền vững. Một trong những kinh nghiệm ấy chính là mô hình Marketing 7P đã được áp dụng và đem lại hiệu quả lớn.
Mô hình Marketing bao gồm 3 nấc
- Nấc 1 (4P): Các yếu tố cơ bản trong quản trị Marketing
- Nấc 2 (2P): Hai nhóm giải pháp lột tả tinh thần cơ bản của quản trị
- Nấc 3 (1P): Vai trò của tư tưởng, triết lý
P1: Product (Sản phẩm)
“Sản phẩm là tập hợp các lợi ích” - đây là định nghĩa mới, bao trùm cho khái niệm marketing đối với sản phẩm, nó áp dụng cho mọi thể loại và dạng thức sản phẩm, bao quát marketing cho tất cả mọi lĩnh vực
Theo định nghĩa này, chúng ta không phải tách rời khái niệm marketing cho sản phẩm hay dịch vụ, marketing cho công nghiệp (B2B) và marketing cho hàng tiêu dùng (B2C). Một sản phẩm khi được khách hàng công nhận mà cụ thể hơn là sự dịch chuyển khái niệm Lợi ích sang khái niệm Giá trị của cùng 1 thực thể và bắt đầu hình thành thương hiệu theo mức giá trị mà khách hàng công nhận
Góc nhìn Marketing - Bí quyết thành công của những thương hiệu hàng đầu :
P2: Price (Giá bán)
Theo định nghĩa mở rộng, giá bán là chuỗi giá trị hay chuỗi chi phí
Ví dụ như trong nông nghiệp, chuỗi chi phí này bao gồm: chi phí đầu vào của giống, chi phí đất đai, chi phí chăm sóc, canh tác, chi phí thu hoạch, chi phí chế biến, chi phí cho quảng cáo và chi phí phân phối. Đây chính là vấn đề cạnh tranh chiến lược của P2. Price là lợi ích kinh tế mang lại cho khách hàng và người tiêu dùng.
Marketing còn nhận thấy mối liên quan giữa P1 và P2 thông qua khái niệm phân khúc và định vị. Sản phẩm định vị cho phân khúc cao sẽ có giá bán cao hơn và ngược lại
Xem thêm kho giao diện website bán hàng cực đẹp của VIETADS
P3: Place (Phân phối)
Place hiểu theo nghĩa hẹp là nơi bán hàng nhưng trong mô hình người ta đã mở rộng khái niệm thành các mạng lưới, hệ thống bán hàng có tổ chức chuyên nghiệp
Phân phối là một khâu quan trọng, mang sản phẩm đến với khách hàng nhưng làm thế nào để mang khách hàng tới sản phẩm một cách thuận lợi nhất không phải điều dễ dàng, điều đó đòi hỏi những người làm marketing phải có chiến lược phân phối hợp lý.
Kênh phân phối là một điểm đáng lưu tâm khi thực hiện P3. Kênh phân phối là tập hợp các tổ chức, các nhân phụ thuộc lẫn nhau tham gia vào công việc đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Mỗi một kênh thích hợp với một định vị sản phẩm khác nhau, đó là tính ưu việt của Marketingkhi tập hợp cả hệ thống chức năng marketing khác nhau định hướng bởi cặp khái niệm: Phân khúc và Định vị.
Ví dụ về hệ thống kênh phân phối của Vinamilk:
- Kênh truyền thống: nhà phân phối, điểm bán lẻ
- Kênh hiện đại: Siêu thị
- Kênh Key accounts: nhà hàng, khách sạn, trường học, cơ quan,…
P4: Promotion (Quảng bá)
Quảng bá ở đây là quảng bá thương hiệu, trong đó có sản phẩm chứ không chỉ là quảng cáo sản phẩm đơn thuần. Nếu phân phối được ví như lực đẩy thì Quảng bá được xem như lực kéo, cần phải được kết hợp hài hòa với nhau để đem sảm phẩm đến gần hơn với khách hàng cũng như định vị được thương hiệu. Việc hình thành cơ cấu Lực đẩy, Lực Kéo với khái niệm marketing above us below the line là cơ sở của quản trị thương hiệu
Quảng cáo Google Adwords - Chi phí tối thiểu kiếm lợi nhuận tối đa
P5: People (Con người)
Chiến lược nhân sự ở mỗi công ty cần phải được nhìn nhận dưới góc độ Marketing. Đó không chỉ là chiến lược chăm sóc khách hàng mà còn bao gồm cả chăm sóc nhân viên.
PR bao gồm PR đối nội và PR đối ngoại. Nếu như PR đối ngoại tập trung vào việc duy trì mối quan hệ với khách hàng, nhà phân phối, cơ quan truyền thông, báo chí,…thì PR đối nội nhắm đến việc chăm sóc từng cá nhân, gia đình, công ty ở mọi cấp bậc. Mỗi khi đến những dịp như lễ Tết các công ty thường có các chương trình tri ân dành tặng cho khách hàng, đối tác của mình và đương nhiên là cũng không thể quên được nhân viên rồi. Chăm sóc nhân viên sẽ giúp cho họ luôn coi công ty như gia đình và cống hiến nhiều hơn nữa vì sự phát triển chung của công ty. Mỗi cá nhân và gia đình nhân viên cũng được “gắn nhãn” với thương hiệu chung của doanh nghiệp cũng như thương hiệu sản phẩm mà họ đang nỗ lực xây dựng từng ngày.
Đội ngũ nhân viên VietAds nghỉ dưỡng tại Đồ Sơn
P6: Process (Quy trình)
Doanh nghiệp phát triển luôn đặt những quy trình làm hệ thống quản trị, nền tảng để thể chế hóa bộ máy làm việc, giúp luật hóa trách nhiệm cá nhân, minh bạch hóa vai trò và phạm vi trách nhiệm của từng người để cá nhân hiểu rõ nhất nhiệm vụ và quyền hạn của mình trong một tập thể quản trị. Tuy nhiên nó lại không thực sự hiệu quả với mộ số doanh nghiệp có hàm lượng chất xám và dịch vụ cao.
Marketing 7P đã giải hích hiện tượng này bằng một luận điểm cơ bản: xem tổ chức doanh nghiệp là một sản phẩm trong đó người lao động hưởng thụ 2 nhóm lợi ích là lý tính và cảm tính. Chúng ta sẽ xem xét đến hệ thống quản trị (thể hiện qua sản phẩm đầu cuối). Nếu thiên về lý tính nên áp dụng các quy trình ISO (kinh điển) nếu thiên về cảm tính thì phải kết hợp thêm các biện pháp kích thích sáng tạo và mở rộng tiêu chí đánh giá công việc một cách linh hoạt hơn để nhân viên không cảm thấy gò bó, thu hút những người có tài về làm việc.
P7: Physical Evidence (Triết lý)
Ở cấp độ cao nhất, chúng ta cần tìm hiểu vai trò của tư tưởng, triết lý, văn hóa trong một doanh nghiệp. Các giải pháp ở cấp độ này thể hiện tầm nhìn của doanh nghiệp, những thói quen ứng xử và chuỗi giá trị trong doanh nghiệp cũng như giữa các thương hiệu ứng xử trước cộng đồng, tư tưởng, tầm nhìn và giá trị của tổ chức cũng cần được thông đạt một cách hiệu quả với toàn thể cá nhân trực thuộc, với cộng đồng.
Mô hình Marketing 7P ngày càng thể hiện được vai trò cũng như ý nghĩa của mình trong công cuộc Marketing hiện đại
- Khánh Linh - BTV VIETADS -
Marketing
,Marketing hiệu quả
,Mô hình Marketing
,mô hình marketing hiệu quả
,Giải pháp Marketing hiệu quả
,Mô hình Marketing hiện đại
,Thiết kế website Hải Phòng
,CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG TRỰC TUYẾN VIETADS
--------★★★--------
Địa chỉ : Số 243 Nguyễn Văn Linh - Lê Chân - Hải Phòng
Hotline : 0936.262.282 (Mr.Kiên) - 0968.262.282 (Ms.Nga)
Email : Info@vietads.net.vn