Coca-Cola và tham vọng trở thành một doanh nghiệp thuần không carbon vào năm 2050

Coca-Cola và tham vọng trở thành một doanh nghiệp thuần không carbon vào năm 2050

Coca-Cola và tham vọng trở thành một doanh nghiệp thuần không carbon vào năm 2050

Mới đây, công ty Coca-Cola đã tiết lộ chai nguyên mẫu đầu tiên của mình được làm từ 100% nhựa thực vật (bPET). Đây là sáng kiến bảo vệ môi trường mới nhất của thương hiệu đã đánh dấu một cột mốc quan trọng đối với việc thương mại hóa công nghệ toàn cầu của hãng.
 

Mẫu chai mới của Coca-Cola làm bằng nhựa thực vật

PET, loại nhựa tái chế nhiều nhất thế giới, bao gồm hai phân tử: khoảng 30% monoetylen glycol (MEG) và 70% axit terephthalic (PTA). PlantBottle ban đầu, được giới thiệu vào năm 2009, bao gồm MEG từ mía, nhưng PTA vẫn là từ các nguồn gốc dầu cho đến nay. 

Chai nhựa mới từ thực vật ra đời sau hơn một thập kỷ công ty Coca-Cola lần đầu tiên đưa vào sử dụng chai nhựa PlantBottle, bao gồm nhựa PET tái chế được làm từ 30% vật liệu có nguồn gốc thực vật. 70% còn lại là từ axit terephthalic (PTA) có nguồn gốc dầu mỏ và đây chính là phần mà công ty tập trung nghiên cứu để cải tiến.

Coca-Cola cho ra mắt chai nhựa có nguồn gốc 100% từ thực vật

Coca-Cola cho ra mắt chai nhựa có nguồn gốc 100% từ thực vật

Công ty Coca-Cola đã khai thác công nghệ do công ty nhựa từ thực vật Virent phát triển để biến đổi đường từ ngô thành loại hydrocacbon được gọi là paraxylene (bPX), sau đó được chuyển thành axit terephthalic có nguồn gốc thực vật (bPTA). 30% nguyên liệu còn lại được tạo ra từ đường, đã biến đổi trực tiếp thành monoetylen glycol (MEG) thông qua một quy trình đột phá, có thể được điều chỉnh để sử dụng nguyên liệu gỗ cứng từ các xưởng cưa hoặc các sản phẩm phế thải khác của ngành gỗ.

Dana Breed, Giám đốc phụ trách Nghiên cứu và Phát triển toàn cầu, Bao bì và tính Bền vững tại Công ty Coca-Cola cho biết: “Thách thức cố hữu khi sử dụng cồn sinh học là phải cạnh tranh với nhiên liệu. Chúng tôi cần một giải pháp MEG thế hệ mới để giải quyết thách thức này, nhưng cũng là giải pháp có thể sử dụng nguyên liệu thô thế hệ thứ hai như chất thải lâm nghiệp hoặc phụ phẩm nông nghiệp. Mục tiêu của chúng tôi đối với PET gốc thực vật là sử dụng các sản phẩm nông nghiệp dư thừa để giảm thiểu khí thải cacbon, do đó, sự kết hợp của các công nghệ do các đối tác mang lại để thương mại hóa là sự phù hợp lý tưởng với chiến lược này".

Theo hãng Coca-Cola, công nghệ này đã sẵn sàng để mở rộng thương mại. Hãng dự kiến sẽ loại bỏ PET nguyên sinh từ dầu mỏ được sử dụng cho chai nhựa ở châu Âu và Nhật Bản vào năm 2030 và sử dụng các vật liệu tái chế hoặc tái tạo để thay thế.

Nancy Quan, Trưởng phòng Kỹ thuật và Đổi mới sáng tạo tại Công ty Coca-Cola cho biết: “Chúng tôi đang tiến những bước quan trọng để giảm sử dụng nhựa nguyên sinh từ dầu mỏ, khi chúng ta đang hướng đến nền kinh tế tuần hoàn và hỗ trợ tham vọng chung là không gây phát thải cacbon vào năm 2050. Chúng tôi nhận thấy nhựa có nguồn gốc thực vật đóng vai trò quan trọng trong hỗn hợp PET tổng thể trong tương lai, hỗ trợ các mục tiêu của chúng tôi là giảm lượng khí thải cacbon, giảm phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch và tăng cường thu gom PET để hỗ trợ nền kinh tế tuần hoàn”.

Mẫu chai được làm 100% từ thực vật của Coca-Cola

Mẫu chai được làm 100% từ thực vật của Coca-Cola

>> Xem thêm: CEO BRANDCREATIVITY CHIA SẺ VỀ GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU VIETTEL: "ĐỂ SO SÁNH, PHẢI VƯƠN RA THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ”

Tham vọng “không tưởng” của Coca-Cola

Cùng với tham vọng trở thành một doanh nghiệp thuần không carbon vào năm 2050 của Coca-Cola, gần đây hãng đã công bố mục tiêu sử dụng ít hơn 3 triệu tấn nhựa nguyên chất từ ​​các nguồn gốc dầu vào năm 2025. Tùy thuộc vào tăng trưởng kinh doanh, điều này sẽ dẫn đến giảm khoảng 20% nhựa nguyên sinh có nguồn gốc từ nhiên liệu hóa thạch trên toàn thế giới so với hiện nay.

Để đạt được mục tiêu này, công ty cho biết họ sẽ đầu tư vào các công nghệ tái chế mới, cải tiến bao bì như trọng lượng nhẹ, khám phá các mô hình kinh doanh khác nhau như hệ thống pha chế, đựng dầu, tái sử dụng, đồng thời phát triển các vật liệu tái tạo mới.

Quy trình sản xuất mẫu chai mới của Coca-Cola

Tuyên bố mới nhất của Coca-Cola: "Chúng tôi đang thực hiện sứ mệnh
giảm nhựa gốc dầu nguyên chất trong chai của chúng tôi"

Coca-Cola cũng đã đặt mục tiêu đảm bảo 100% bao bì của mình có thể tái chế và 50% bao bì được làm từ vật liệu tái chế.

Tại Châu Âu và Nhật Bản, Coca-Cola cùng các đối tác đóng chai đặt mục tiêu loại bỏ hoàn toàn việc sử dụng PET nguyên sinh từ dầu vào năm 2030, chỉ sử dụng các vật liệu tái chế hoặc tái tạo.

Các công nghệ tái tạo được cho là sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ mục tiêu này. Trong khi phần lớn vật liệu đóng gói bằng nhựa của công ty sẽ đến từ công nghệ tái chế, một số vật liệu “nguyên chất” dường như vẫn cần thiết để duy trì chất lượng bao bì.

Đây là lý do tại sao Coca-Cola hướng tới mục tiêu thu gom và tái chế cho mỗi chai mà họ bán ra. Hơn hết, họ cũng đang đầu tư để thúc đẩy nguồn cung cấp nguyên liệu từ các công nghệ tái tạo, cũng như từ các công nghệ tái chế nâng cao.

Coca-Cola hướng đến giải pháp bền vững cho toàn ngành

Với mẫu chai mới này, Coca-Cola đang hy vọng loại bỏ nhu cầu xăng dầu khỏi tất cả các chai nhựa được sản xuất thương mại, không chỉ của riêng mình. Điều này có nghĩa là công ty sẽ cung cấp công nghệ này cho những người khác trong ngành, bao gồm cả các công ty nước giải khát đối thủ.

Dana Breed, Giám đốc R&D toàn cầu tại Coca-Cola cho biết: “Mục tiêu của Coca-Cola là sử dụng các sản phẩm nông nghiệp dư thừa để giảm thiểu lượng khí thải carbon. Công nghệ mới do các đối tác mang lại sẽ giúp chúng tôi thực hiện hoá chiến lược này. Đồng thời, Coca-Cola cũng hướng đến việc phát triển các giải pháp bền vững cho toàn bộ ngành. Chúng tôi không coi giải pháp tái tạo hoặc tái chế bao bì là lợi thế cạnh tranh của thương hiệu, chúng tôi muốn các công ty khác tham gia cùng Coca-Cola và cùng tiến lên phía trước”.

Từ khi ra mắt PlantBottle, Coca-Cola đã cho phép các công ty không cùng ngành sử dụng công nghệ tái tạo trong các sản phẩm của họ, từ Heinz Ketchup đến công ty nội thất Ford Fusion. Đến năm 2018, Coca-Cola mở rộng sáng kiến này sang các đối thủ cạnh tranh trong ngành đồ uống nhằm tạo ra ảnh hưởng lớn và nhanh chóng hơn.

Heinz Ketchup và mẫu bao bì PlantBottle sử dụng công nghệ của Coca-Cola

Heinz Ketchup và mẫu bao bì PlantBottle sử dụng công nghệ của Coca-Cola

>> Xem thêm: Đơn vị thiết kế web chuyên nghiệp hàng đầu tại Hải Phòng 

Sự đổi mới lần này hỗ trợ cho tầm nhìn “Thế giới không có rác thải” của thương hiệu, cụ thể là mục tiêu sử dụng ít hơn 3 triệu tấn nhựa từ các nguồn gốc dầu vào năm 2025 được công bố gần đây. Coca-Cola đang nỗ lực tái tạo toàn bộ vòng đời bao bì sản phẩm, từ cách tái chế bao bì, giảm thiểu việc sử dụng nguyên liệu hóa thạch đến xây dựng hệ thống tái nạp. Ngoài ra, công ty còn cam kết sẽ thu gom và tái chế mọi bao bì sản phẩm mà công ty đã bán ra trên toàn cầu vào năm 2030, nhằm đảm bảo không có bao bì nào trở thành chất thải. 

CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG TRỰC TUYẾN VIETADS

--------★★★--------

Địa chỉ : Số 243 Nguyễn Văn Linh - Lê Chân - Hải Phòng

Hotline : 0936.262.282 (Mr.Kiên) - 0968.262.282 (Ms.Nga)

Email : Info@vietads.net.vn

Tin đăng cùng chuyên mục

CEO BrandCreativity chia sẻ về giá trị thương hiệu Viettel: "Để so sánh, phải vươn ra thị trường quốc tế”

“Chúng tôi từng đặt câu hỏi: Có một hình mẫu thương hiệu nào, một doanh nghiệp nào được xếp là đối thủ cạnh tranh của Viettel ở Việt Nam về quy mô, mức độ ảnh hưởng và sứ mệnh kinh tế chính trị, quốc phòng hay không? Không có. Để so sánh, phải vươn ra thị trường quốc tế”, bà Vũ Mai Anh – CEO BrandCreativity nhận xét.

Bước chuyển mình mới của Thế Giới Di Động ra thị trường Indonesia.

Thế Giới Di Động là hệ thống siêu thị điện thoại di động hàng đầu và phát triển nhanh nhất tại Việt Nam, hiện nắm giữ hơn 10% thị phần điện thoại di động. Thế Giới Di Động đang lên kế hoạch “nối dài cánh tay” của mình ra thị trường Indonesia sau một thời gian đầu tư liên tục tại thị trường trong nước. Cùng VIETADS tìm hiểu về Bước chuyển mình mới của Thế Giới Di Động ra thị trường Indonesia.

Năm 2022: Xu hướng truyền thông của mạng xã hội là gì?

Truyền thông mạng xã hội luôn thay đổi và phát triển, nhưng năm 2022 có thể sẽ là một năm đạt được sự thay đổi mạnh mẽ. Hãy cùng thiết kế website VIETADS tham khảo một số trends mà các marketer nên nắm bắt vào 2022 dưới đây.

Lego - Ông lớn trong làng đồ chơi đầu tư nhà máy hơn 1 tỷ USD tại Việt Nam năm 2022

Có lẽ khi nhắc đến thương hiệu thế giới đồ chơi quen thuộc thì không ai không biết đến thương hiệu Lego. Tập đoàn LEGO, một thương hiệu đồ chơi nổi tiếng thế giới đã bắt đầu hành trình đầy tham vọng tại Việt Nam…“Miếng ghép tỷ đô” của LEGO ở Việt Nam sẽ được sớm ra mắt trong thời gian tới.

TikTok Winning Creative - Bạn đã sẵn sàng cho chiến dịch quảng cáo Tết 2022?

Các đợt giãn cách xã hội liên tục trong hai năm Covid-19 đã thay đổi nhu cầu, thói quen mua sắm của người dùng. Những chiến dịch quảng cáo trên nền tảng sẽ là cơ hội để các thương hiệu bứt tốc dịp Tết 2022, đạt được KPI và doanh số trong giai đoạn nước rút cũng như thu hút khách hàng trung thành.